Chắc hẳn bạn cũng biết, niềng răng mắc cài là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay để hoàn thiện nụ cười của mình. Tuy nhiên đôi khi đeo niềng răng sẽ khó tránh khỏi trường hợp dây cung trượt ra ngoài mắc niềng và đâm vào má, miệng gây khó chịu. Nếu vậy bạn cũng không cần quá hoang mang, hãy đọc kỹ thông tin dưới đây để biết cách xử lý đúng chuẩn bạn nhé.
Mục lục
Nguyên nhân nào khiến cho dây cung bị đâm vào má?
Trong quá trình niềng răng, sự cọ sát giữa dây cung, mắc cài vào má, miệng sẽ gây ra những tổn thương nho nhỏ.
Bạn hãy thử tưởng tượng, mắc cài được gắn trên bề mặt răng và trên bề mặt mắc cài luôn có những rãnh để dây cung nằm lọt vào trong đó. Dây cung được buộc vào mắc cài bằng dây chun, chỉ thép, hoặc nắp trượt nếu bạn chọn niềng răng mắc cài tự buộc. Với các răng phía sau cùng, trong trường hợp là răng số 6 thường có ben hoặc ống tuýp của răng số 6 để chốt chặt đuôi dây cung.
Để an toàn nhất thì phần đuôi dây cung này nên được bẻ gập lại nhằm giúp chúng không bị trôi ra phía trước hoặc được cố định bằng một chút composite. Tuy nhiên, sẽ có bác sĩ không chốt chặt ở phía sau, không cắt sát hoặc không bẻ gọn lại. Khi các răng bắt đầu di chuyển thì đuôi dây cung bị dài ra và đâm chọc vào phần má. Trường hợp nghiêm trọng hơn còn tạo thành các vết loét khó chịu.
Dây cung đâm vào má có nguy hiểm không?
Trong các tình huống xảy ra khi niềng răng thì dây cung đâm vào má không phải quá nghiêm trọng, cũng không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu được hỏi ai thường bị dây cung đâm vào má nhiều hơn thì thường là các bạn nhỏ bởi trong độ tuổi này, bé rất hiếu động, hay đùa nghịch. Nếu việc niềng răng không chắc chắn dễ dẫn tới va chạm và ảnh hưởng tới các mô mềm như môi, má.
Trường hợp dây cung đâm vào má nhẹ thì bạn cảm thấy khó chịu và hơi đau rát. Còn trường hợp mà nặng hơn sẽ gây tổn thương, có khi là chảy máu. Ngay lúc này bạn cần có những phương pháp ứng cứu kịp thời sau đây.
Hướng dẫn chi tiết nhất cách xử lý dây cung đâm vào má
Khi gặp phải trường hợp dây cung đâm vào má, nếu có thể bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để cắt đoạn dây cung thừa trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên chưa thể đi ngay được thì bạn hãy tự xử lý theo những cách sau:
Sử dụng sáp nha khoa
Sáp nha khoa là lựa chọn phổ biến nhất để giảm bớt cảm giác khó chịu khi niềng răng hoặc dây cung đâm vào má. Sử dụng sáp nhằm tạo một lớp ngăn cách giữa khí cụ và niêm mạc bên trong, giảm sự cọ xát có thể gây ra vết loét. Thay vào đó, chúng bảo vệ má của bạn khỏi sự kích ứng hiệu quả.
Các bước sử dụng sáp nha khoa hiệu quả nhất cần được thực hiện tuần tự như sau:
– Trước tiên, bạn cần chuẩn bị sáp nha khoa. Nếu chưa có thì hãy đến mua ở các hiệu thuốc.
– Bạn cần đảm bảo dây cung cũng phải sạch, khô. Có thể đánh răng cẩn thận trước để loại bỏ các mảng bám, thức ăn vụn trước khi bôi sáp. Bạn làm khô mắc cài, giữ môi và má tránh xa vùng dây cung.
– Sau đó, bạn lấy xà bông và rửa sạch sẽ tay, để khô hoặc lau khô.
– Tiếp đến, bạn lấy 1 lượng nhỏ sáp ra khỏi dải sáp đó. Kích thước nhỏ bằng hạt đậu nhỏ. Sau đó thì lăn miếng sáp giữa các ngón tay cho đến khi thành 1 quả bóng mịn.
– Bây giờ thì bạn bôi sáp nha khoa vào đầu của dây cung. Đặt viên sáp lên đầu ngón tay rồi đưa vào vị trí chuẩn. Ấn nhẹ xuống để chúng che đi dây cung.
– Bạn nên sử dụng sáp nha khoa cho đến khi bạn gặp được bác sĩ để xử lý hoàn toàn dây cung.
– Đừng lo lắng nếu lỡ nuốt phải sáp nha khoa vì chúng an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên lưu ý trước khi ăn, bạn nên loại bỏ phần sáp cũ. Sau khi ăn xong, bạn vẫn vệ sinh sạch sẽ cả răng và vo viên sáp nha khoa mới nhé.
Dụng cụ bảo vệ môi
Có những trường hợp gặp phải tình trạng dây cung đâm vào cả môi và má. Nếu vậy ngoài sáp nha khoa ở trên thì bạn có thể tìm đến dụng cụ bảo vệ môi để loại bỏ cảm giác khó chịu. Miếng bảo vệ môi là miếng đệm trong suốt, linh hoạt có thể bao phủ khoang miệng. Sản phẩm này quen thuộc với những vận động viên nhưng nếu cần thiết bạn mua để sử dụng cũng được nhé.
Bôi gel nha đam hoặc thuốc tê
Có một số loại nước nha đam có thể chữa lành kích ứng khi dây cung đâm vào má. Gel này còn giúp điều trị vết loét, vết loét miệng hoặc những vết cắt nhỏ bên trong miệng của bạn. Bạn cần làm sạch tay và khoang miệng. Sau đó lấy 1 lượng vừa đủ và thoa vào vết thương là được nhé.
Hoặc bôi gel gây tê miệng lên vết thương cũng là cách giảm bớt cảm giác khó chịu. Bạn có thể mua Orajel hoặc Anbesol ở hầu hết các hiệu thuốc. Một ngày bạn bôi từ 3 – 4 lần cũng được nhé.
Sử dụng nước muối
Làm sạch miệng bằng nước muối ấm cũng là một trong những cách tốt nhất để giảm bớt cảm giác khó chịu trong miệng khi dây cung cọ xát vào má. Bạn cho ½ thìa muối vào nước ấm và khuấy đều đến khi tan hoàn toàn. Sau đó súc miệng trong khoảng 30s mỗi lần rồi nhổ ra. Lặp lại quá trình này cho đến khi hết nước muối hoặc đến khi miệng bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Các dụng cụ sửa dây cung
Để sửa dây cung khi đâm vào má, bạn có thể sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau như:
– Dùng bút chì: Bạn dùng bút chì mà có cả đầu tẩy. Mọi người không thể sửa tất cả các dây cung bằng cách này nhưng phương pháp cũng rất hiệu quả. Bạn tìm sợi dây cung trong miệng trước. Nếu là dây mảnh, hãy dùng đuôi bút chì nhẹ nhàng đẩy dây để uốn cong chúng.
– Dùng nhíp: Đôi khi ăn thức ăn cứng có thể làm cho dây cung phía sau trượt ra khỏi các mắc cài trên răng. Nếu điều này xảy ra, bạn sửa chúng bằng nhíp vô cùng dễ dàng. Mọi người làm sạch đầu nhíp trước. Sau đó dùng nhíp kẹp lấy phần cuối của dây cung rồi cho chúng trở lại lên phần mắc cài.
– Dùng nhíp và kìm: Bạn cũng có thể dùng nhíp để uốn cong phần dây cung ra khỏi môi và má. Hoặc dùng kìm cắt phần thừa ra.
Chế độ ăn uống hợp lý nhất
Trong khi đang cảm thấy khó chịu khi dây cung đâm vào má mà chưa xử lý được triệt để, bạn nên ăn những thức ăn mềm như khoai tây nghiền, sữa chua, súp, cháo, nước sinh tố, hoa quả… Tránh uống cà phê, thức ăn cay, thực phẩm họ cam quýt, các loại hạt, và bất cứ thứ gì khác có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ vết loét nào trong miệng.
Ngoài ra, bạn uống đồ lạnh cũng giảm bớt phần nào cảm giác không được dễ chịu lắm. Hãy dùng ống hút để nhấm nháp nước lạnh, ăn kem tan chảy hoặc ngậm một viên đá nhỏ (cứ cách khoảng 15 phút thì lại ngậm 1 lần) cũng tương đối hiệu quả nhé.
Có thể bạn muốn biết: Chẳng may nuốt phải dây thun có sao không?
Lời khuyên của bác sĩ để ngăn ngừa dây cung đâm vào má
Người ta vẫn có câu: “Phòng còn hơn chống”. Để tránh gặp phải tình trạng dây cung đâm vào má thì quan trọng nhất là bạn phải tìm được địa chỉ nha khoa thực sự uy tín cùng với bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao. Bác sĩ giỏi, làm việc tỉ mỉ sẽ tính toán chính xác nhất độ dài của dây cung, cố định dây cung an toàn để chúng không đâm vào má, nướu.
Ngoài ra, nguyên nhân gây tình trạng dây cung đâm vào má có thể do răng dịch chuyển khi ăn uống, vận động. Do vậy trong thời gian niềng răng, bạn chỉ nên ăn các loại đồ mềm, mịn, lỏng như ở trên, hạn chế tối đa ăn các đồ quá dẻo, quá cứng…, hạn chế vận động quá mạnh khiến cho dây cung, mắc cài bị xô lệch…
Hãy đến thăm khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để siết lại khí cụ niềng răng, nếu cần thì bác sĩ cũng điều chỉnh dây cung cho phù hợp nhất.
Đọc thêm: Bung tuột mắc cài phải làm gì?
Mách bạn địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín nhất
Dây cung đâm vào môi, má khi niềng răng là điều không ai mong muốn nhưng đôi lúc vẫn có thể xảy ra. Để trải nghiệm niềng răng dễ dàng hơn, bạn có thể lựa chọn khay niềng Invisalign.
Niềng răng trong suốt Invisalign sử dụng các khay niềng răng chuyên biệt, điều chỉnh với lực vừa phải, đưa các răng về đúng với vị trí trên cung hàm. Bạn không cần phải đeo niềng với đủ các loại khí cụ như mắc cài, dây cung… Bạn không cần lo sợ sẽ bị dây cung đâm vào môi, má nữa nhé. Bên cạnh đó, niềng răng trong suốt Invisalign còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Tính thẩm mỹ cao nhất, có cảm giác “niềng như không niềng”, không sợ lộ dấu vết thẩm mỹ giúp mọi người cảm thấy tự tin khi giao tiếp.
- An toàn tuyệt đối cho cơ thể, chất liệu sử dụng là Smart Track làm từ chất liệu nhựa. Polyurethane đa lớp, được tối ưu hóa để sử dụng điều trị riêng cho chỉnh nha Invisalign.
- Không tổn thương má, nướu khi khay niềng hoàn toàn trơn nhẵn, không có cạnh sắc.
- Không siết quá chặt mà sẽ dần được điều chỉnh theo thời gian nhờ vào chuỗi khay niềng khác nhau.
- Thoải mái vệ sinh răng miệng như bình thường mà không lo bị bung tuột mắc cài.
- Dễ dàng ăn uống, không phải kiêng khem và vận động theo sở thích.
- Không sợ bị hóp má, thay đổi cấu trúc khuôn mặt.
- Không cần phải đi siết dây cung hay thường xuyên đến nha khoa để thăm khám.
Niềng răng trong suốt Invisalign được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất hiện nay mang lại cho mọi người sự thoải mái, tuyệt vời nhất. Thay đổi ngay hôm nay để nụ cười được tỏa sáng hơn nhé.
VŨ VĂN Mạnh đã bình luận
Em mới niềng răng mà bị dây cung chọc má nó đau và có hiện tượng nở loét bên trong má